Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ấn Độ giận dữ khi bị TQ chặn yết hầu ra biển
Sự kiện được coi là trọng tâm trong bức tranh địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 sẽ là cuộc đối đầu Đông Tây giữa Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc, đó gần như đã là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng nếu như một ai đó nghĩ rằng đây sẽ là một bản sao của cuộc chiến tranh lạnh, trong đó thế giới chia làm hai phe đối đầu nhau, thì họ đã nhầm.

 



 


Thế giới hầu như đã quên mất sự trỗi dậy của một cường quốc khác, về tiềm lực không thua kém gì Trung Quốc, đó là Ấn Độ. Và so với cuộc đối đầu mang tính toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, thì cuộc đối đầu ở phạm vi châu lục giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang hấp dẫn không kém. Và nếu có một quốc gia đang cảm nhận rõ nhất sức nóng từ cuộc đối đầu tầm châu lục này, thì đó phải là Sri Lanka.

 

Nhắc đến Sri Lanka, thế giới nghĩ ngay tới một quốc đảo xinh đẹp nằm trên Ấn Độ Dương với nền văn hóa mang đậm màu sắc Phật giáo, một quốc gia được xem như biểu tượng cho sự yên bình khi có tới hàng loạt các hội nghị quốc tế đầy tính nhân văn được tổ chức ở đây.

 

Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm ở quốc gia này đến nỗi, gần như mỗi người dân đều là một Phật tử và hầu như không ai thiếu đi sự bao dung. Thế nhưng, quốc đảo hiền hòa này lại đang là một trong những điểm nóng quan trọng nhất trên thế giới trong thế kỷ 21, khi nó được xem là trọng điểm trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc mới nổi của châu Á, là Ấn Độ và Trung Quốc.

 

Người Trung Quốc từ lâu đã thèm muốn Sri Lanka hơn bao giờ hết. Nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương và giữ vai trò trọng yếu chi phối tuyến đường thương mại trên biển lớn nhất thế giới đi qua eo Malacca, Sri Lanka nhận được sự quan tâm của mọi cường quốc hàng đầu trên thế giới.

 

Về địa lý, Sri Lanka giống như yết hầu hướng ra Ấn Độ dương của Ấn Độ. Về văn hóa, Sri Lanka được xem như nằm trong vùng ảnh hưởng về văn hóa và chính trị của Ấn Độ, nhưng khi một thế lực khác của châu Á là Trung Quốc nổi lên, điều đó đã không còn giữ nguyên như trước. Có quá nhiều lý do để Bắc Kinh nhắm tới Sri Lanka. Đầu tiên là mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Myanmar mới chỉ là con đường dẫn người Trung Quốc tới Ấn Độ Dương, còn việc thâu tóm ảnh hưởng ở vùng biển này, Bắc Kinh cần Sri Lanka.

 

Tạo dựng được ảnh hưởng ở quốc đảo này, Trung Quốc đã nắm miệng túi của tuyến thương mại qua eo Malacca. Nó còn mở ra một cơ hội để hải quân Trung Quốc có một bàn đạp để mở rộng tầm hoạt động ở Ấn Độ Dương - sân nhà của Ấn Độ. Và một lý do quan trọng khác, là Sri Lanka có thể đóng vai trò như một Pakistan thứ hai để kiềm chế Ấn Độ, ngăn không cho New Delhi rảnh tay can thiệp vào những vấn đề của Trung Quốc ở Đông Á.

 

Chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Sri Lanka, vì thế được khởi động và cũng cùng một mô tuýp với việc tạo dựng ảnh hưởng ở các quốc gia khác. Đó là lôi kéo những nhà lãnh đạo cao nhất của Sri Lanka. Cựu Tổng thống Rajapaksa, cầm quyền ở Sri Lanka từ năm 2005, được xem như một nhà lãnh đạo thân Trung Quốc.

 

Trong những năm cuối cầm quyền của vị tổng thống này, Sri Lanka nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, và bản thân Rajapaksa cũng lấy những thành quả và lợi ích kinh tế khi hợp tác với Trung Quốc làm trọng tâm trong chính sách tranh cử của mình. Nhưng có vẻ như Trung Quốc và cá nhân vị tổng thống này đã tính nhầm. Phe đối lập, đã đưa ra những cáo buộc về những khoản tham nhũng nghiêm trọng của chính quyền Rajapaksa trong các dự án hợp tác với Trung Quốc. Cuộc bầu cử vì thế đã đổi chiều và đem lại chiến thắng cho Sirisena – một người có xu hướng thân Ấn Độ hơn – vào tháng Giêng năm 2015.

 

Các nhà phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên khi một nhà lãnh đạo thân Ấn Độ lại giành chiến thắng trước một tổng thống kỳ cựu có xu hướng thân Trung Quốc như Rajapaksa. Đúng là có rất nhiều người Sri Lanka không ưa Ấn Độ, mà theo họ là thường thể hiện quan điểm nước lớn trong mối quan hệ với Sri Lanka. Nhưng số người không ưa Trung Quốc còn tỏ ra lớn hơn.

 

Những khác biệt về văn hóa, và đặc biệt là ấn tượng xấu rằng Trung Quốc thường dụ dỗ các nhà lãnh đạo bằng cách tạo cơ hội cho họ tham nhũng những khoản tiền khổng lồ trong các dự án hợp tác đôi bên. Thành tựu lớn nhất có sự ảnh hưởng của Trung Quốc của cựu tổng thống Rajapaksa là việc giành được những thắng lợi quân sự quan trọng với lực lượng những con hổ giải phóng Tamil dưới những vũ khí quân sự của Trung Quốc. Nhưng chỉ chừng đó thôi là chưa đủ để lực lượng thân Trung Quốc ở Sri Lanka giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 1.2015, khi mà Ấn Độ bắt đầu tham gia vào cuộc chơi.

 

So với Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều lợi thế hơn hẳn trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Sri Lanka. Mối liên hệ về văn hóa và tôn giáo lâu đời trong quá khứ, và nhất là không có những xung đột về lãnh thổ giữa hai bên đã khiến cho New Delhi có nhiều cơ hội để tăng ảnh hưởng ở Sri Lanka.

 

Những trung tâm hành hương Phật giáo lớn nhất đối với các tín đồ Sri Lanka là nằm ở Ấn Độ, và New Delhi dễ dàng giành được thiện cảm của họ bằng cách nới rộng cửa để các tín đồ này sang Ấn Độ hành hương. Là một quốc đảo nằm ở cực nam của Ấn Độ và được bao quanh bởi các tiểu bang miền nam của nước này, Sri Lanka cũng có mối quan hệ kinh tế thương mại lớn nhất với các đối tác là các tiểu bang phía nam Ấn Độ.

 

Trong nhiều năm, các thủ tướng của Ấn Độ tập trung vào các vấn đề phát triển kinh tế trong nước hơn là mở rộng ảnh hưởng đối với các láng giềng, nhưng điều này đang thay đổi khi mà Trung Quốc đặt trọng tâm tăng cường ảnh hưởng ở các lân bang của Ấn Độ như Pakistan và Sri Lanka.

 

Một lý do quan trọng được xem là giúp ông Modi giành được chiếc ghế thủ tướng Ấn Độ vừa qua chính là việc cam kết sẽ mở rộng vị thế của Ấn Độ trên thế giới, trong đó có việc giành lại ảnh hưởng vốn có của Ấn Độ ở các nước láng giềng như Sri Lanka. Với chiến thắng của phe thân Ấn Độ trong cuộc bầu cử tháng 1.2015 tại Sri Lanka, có vẻ như Thủ tướng Modi đã hoàn thành bước đầu trong việc thực hiện lời cam kết của mình là giành lại ảnh hưởng ở đảo quốc này.

 

Nhưng có vẻ như đó mới chỉ là hiệp một của cuộc đối đầu sẽ rất dai dẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trong việc mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia thuộc vùng đệm giữa hai cường quốc châu Á này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)
    Italia cảnh báo ông Zelensky (08-05-2024)
    Mỹ dừng giao vũ khí do lo ngại Israel tấn công toàn diện vào Rafah (08-05-2024)
    Quốc gia thành viên NATO tuyên bố muốn gửi quân tới Ukraine (08-05-2024)
    Vì sao Abrams vắng bóng trong các trận tăng chiến trực diện ở Ukraine? (08-05-2024)
    Nga 'đón đường' tập kích sân bay dành cho F-16 và 3 nhà máy điện của Ukraine (08-05-2024)
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga, Trung "khiêu chiến" với NATO? (15-05-2015)
    “Bội ước” với Nga, Pháp hứng quả đắng (15-05-2015)
    Lý do Pháp tăng cường quan hệ với Cuba (14-05-2015)
    Reuters: “Nga-Trung” chặt đến mức nào? (14-05-2015)
    HQ bác tin ông Kim Jong-un đầu độc cô ruột (14-05-2015)
    Sri Lanka tâm điểm đối đầu Ấn - Trung? (14-05-2015)
    John Kerry gặp Putin để ‘làm lành’? (13-05-2015)
    Ấn Độ thăm TQ, là bạn hay thù? (13-05-2015)
    Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên bị xử tử? (13-05-2015)
    An ninh Hàn Quốc trong 'làn đạn' Mỹ-Trung (12-05-2015)
    Anh rập rình, Châu Âu lo ngại (12-05-2015)
    Trung Quốc đang "tàn phá" không gian (12-05-2015)
    Kim Jong-un đã ra lệnh đầu độc cô ruột? (12-05-2015)
    Lãnh đạo phương Tây “hứng đòn” (11-05-2015)
    Đức làm lành với Nga, phương Tây tức tối (11-05-2015)
    “Hữu nghị thắm thiết” hay liên minh cơ hội? (11-05-2015)
    Kỳ 2: “Tôi là tài xế của Hitler“ (11-05-2015)
    TQ đã buộc Nhật phải tuốt gươm khỏi vỏ (11-05-2015)
    Đã đến lúc Ấn Độ không cần nhún nhường trước Trung Quốc (11-05-2015)
    Bắt tay "siết chặt" không "nắm chắc" (10-05-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153001245.